71-72

1.1K 8 0
                                    

HOẮC QUANG PHỤ CHÍNH

Để đánh Hung Nô, thông Tây Vực, cộng thêm đời sống xa xỉ, thích phô trương, lại thêm mê tín thần tiên, năm nào cũng mở mang cung điện...Hán Vũ Đế đã làm hao tốn nhân, tài, vật lực trong nước, hầu như đã sử dụng hết nguồn dự trữ quốc gia tích lũy được trong hai đời Văn Đế và Cảnh Đế. Để có đủ tiền, ông ta trọng dụng những quan lại tàn ác, ép dân nộp thuế nặng, thậm chí còn cho phép những kẻ giàu có bỏ tiền ra mua chức tước. Những kẻ đó ra làm quan, đương nhiên phải vơ vét tiền của để bù lại số tiền mua chức tước. Lại thêm thiên tai hạn hán, làm cho đời sống dân chúng khốn khó trăm bề. Nông dân nhiều địa phương đã nổi dậy chống lại quan lại.

Đến những năm cuối đời, Hán Vũ Đế mới quyết tâm đình chỉ dụng binh và đề xướng việc cải tiến nông cụ và kĩ thuật canh tác. Ông còn tiến hành nghi thức hạ điền, xuống ruộng làm mẫu, dặn dò quan lại phải khuyến khích nông dân tham gia sản xuất. Vì vậy, tình hình trong nước mới được ổn định. Năm 87 TCN, Hán Vũ Đế bị bệnh mất, Hán Chiêu Đế lên nối ngôi khi mới 8 tuổi. Theo di chúc của Hán Vũ Đế, đại tướng quân Hoắc Quang nhận nhiệm vụ phò tá vua mới. Hoắc Quang nắm đại quyền triều đình, giúp Hán Chiêu Đế thực hiện chính sách vỗ về dân chúng, giảm nhẹ thuế má và lao dịch, quản lý tốt mọi việc lớn nhỏ trong nước. Nhưng một số đại thần trong triều coi Hoắc Quang như cái gai trong mắt, muốn tìm mọi cách loại bỏ ông.

Tả tướng quân Thượng Quan Kiệt muốn đem cháu gái 6 tuổi gả cho Hán Chiêu Đế làm hoàng hậu, nhưng Hoắc Quang không đồng ý. Sau đó Thượng Quan Kiệt dựa vào sự giúp đỡ của chị ruột Hán Chiêu Đế là Cái Trưởng công chúa, thực hiện được việc đưa cháu gái vào làm hoàng hậu. Thượng Quan Kiệt và con là Thượng Quan An muốn phong một người thân cận của Cái Trưởng công chúa tước hầu, nhưng Hoắc Quang nhất định không nghe. Cha con Thượng Quan Kiệt và Cái Trưởng công chúa rất căm tức Hoắc Quang, liền câu kết với Yên vương Lưu Đán, dùng mọi cách toan hãm hại Hoắc Quang.

Năm Hán Chiêu Đế 14 tuổi, có lần Hoắc Quang kiểm duyệt đội Vũ lâm quân (quân cận vệ của hoàng đế) và điều một hiệu úy về phủ đại tướng quân. Thượng Quan Kiệt nắm lấy việc đó, liền mạo một sớ tâu của Yên vương và cử một tay sai tâm phúc mạo xưng là sứ giả của Yên vương, đem tờ tấu vào dâng lên vua.Trong sớ tâu, đại ý nói: "Trong khi đại tướng quân kiểm duyệt Vũ lâm quân, đã dùng xe ngựa giống như xe ngựa của hoàng đế. Ông ta còn tự tiện điều động sử dụng hiệu úy, nhất định là có âm mưu. Thần tình nguyện rời đất phong để về kinh thành bảo vệ hoàng đế, tránh việc kẻ xấu làm loạn".

Hán Chiêu Đế xem đi xem lại sớ tâu đó rồi để sang một bên. Hôm sau Hoắc Quang toan vào cung triều kiến, nghe được tin Yên vương Lưu Đán dâng đem sớ cáo giác mình thì sợ hãi không dám vào cung. Hán Chiêu Đế nói: "Đại tướng quân cứ đội mũ vào. Ta biết có người cố ý làm hại khanh".

Hoắc Quang khấu đầu nói: "Bệ hạ làm thế nào để biết được?".

Hán Chiêu Đế nói: "Chẳng rất rõ ràng là gì? Việc đại tướng quân kiểm duyệt Vũ lâm quân ở Trường An và điều dụng viên hiệu úy là việc mới xảy ra chưa tới 10 ngày. Yên vương ở miền bắc sao biết được việc này? Mà dù có biết, viết sớ tấu gửi ngay về làm sao cho kịp được? Vả lại nếu đại tướng quân muốn làm phản thì cũng chẳng cần điều một viên hiệu úy. Điều đó rõ ràng là có người muốn hãm hại tướng quân, và sớ tâu của Yên vương là giả".

LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂMNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ