Khi Hàn Thược Trụ bắc phạt, nội bộ triều Kim đã rất thối nát. Tộc Mông Cổ ở phương bắc nhân cơ hội đó xây dựng lực lượng ngày 1 lớn mạnh. Năm 1206, hội nghị các thủ lĩnh bộ tộc Mông Cổ đã long trọng tiến hành bên bờ sông Ônôn, tôn Tê-mu-jin (Thiết Mộc Chân) làm đại hãn Mông Cổ với danh hiệu Trin-ghit-khan (Thành Cát Tư Hãn – hãn mạnh nhất). Tê-mu-jin vốn là con trai tù trưởng Y-ê-xu-gây của bộ lạc Ta-y-tri-út. Khi ông còn nhỏ, bọn thống trị thuộc vương triều Kim thực hiện chính sách thống trị tàn bạo đối với người Mông Cổ. Giữa các bộ lạc Mông Cổ cũng thù hận chém giết lẫn nhau, nên đời sống nhân dân rất cực khổ. Ông tổ của Tê-mu-jin cũng bị hoàng đế Kim giết hại. Năm Tê-mu-jin lên 9 tuổi, cha ông dẫn ông tới nhà 1 người bạn để làm lễ đính hôn cho ông với cô con gái nhà đó. Người cha để Tê-mu-jin ở lại và đi về một mình. Tới nửa đương, Y-ê-xy-gây thấy đói bụng, vừa thấy 1 bộ lạc Tác-Ta đang mở tiệc. Theo phong tục, ông xuống ngựa, vào tham gia tiệc rượu. Y-ê-xu-gây không nghĩ tới điều quan trọng, là bộ lạc Tác-Ta có mối thù oán cũ với bộ lạc của ông. Người trong bộ lạc đó nhận ra ông, liền lén cho thuốc độc vào thức ăn. Trên đường về, Y-ê-xu-gây đau bụng dữ dội và vừa tới nhà thì chết.
Y-ê-xu-gây chết đi, bộ lạc Ta-y-tri-út mất thủ lĩnh, đều tản mát đi. Những ngưới ra đi đều mang theo súc vật và lều trại. Ngoài ra, bộ lạc Thái Diệc Xích trước kia vốn quy phục Y-ê-xu-gây, nay cũng tách ra và chiếm theo nhiều nô lệ và súc vật. Gia đình Tê-mu-jin chỉ còn trơ trọi đơn độc, cuộc sống ngày càng khó khăn. Thủ lĩnh bộ lạc Thái Diệc Xích sợ khi lớn lên, Tê-mu-jin sẽ báo thù nên phái người ngựa đi truy lùng để giết chết ông. Tê-mu-jin được tin, vội lủi trốn vào rừng sâu. Ông trốn suốt 9 ngày đêm, không có gì ăn uống, phải mò ra, thì bị bắt. Dân tộc trong bộ lạc Thái Diệc Xích đóng gông Tê-mu-jin , đưa về giam trong lều. Một hôm, toàn bộ lạc ra bờ sông Ônôn tổ chức yến tiệc, trong lều chỉ còn lại 1 lính gác trẻ tuổi. Tê-mu-jin trong lúc bất ngờ, dùng gông đánh người gác ngất xỉu rồi trốn chạy. Sau khi gặp lại mẹ và các em, Tê-mu-jin là đưa gia đình trốn vào núi, sống bằng cách đào hang bắt chuột, cuộc sống rất cực khổ. Để khôi phục sự nghiệp của cha, chàng trai Tê-mu-jin đã dùng mọi biện pháp kiên trì tập hợp lại được những người thân thuộc và dân chúng trong bộ lạc cũ. Qua giao chiến với các bộ lạc khác, ông thường giành thắng lợi, nên lực lượng dần lớn mạnh.
Tê-mu-jin kết bạn với Trác Mộc Hợp cũng là thru lĩnh 1 bộ lạc. Hai người thường cùng ăn, cùng ngủ, thân mật như anh em. Nhưng sau này, lự lượng của Tê-mu-jin lớn mạnh lên, bộ hạ của Trác Mộc Hợp có nhiều người bỏ sang theo Tê-mu-jin, khiến Trát Mộc Hợp rất bực mình. Một lần, con trai Trát Mộc Hợp đánh cướp đàn ngựa của Tê-mu-jin, bị bộ jaj của Tê-mu-jin giết chết. Hai bên xảy ra xung đột. Trát Mộc Hợp tụ tập lực lượng của 13 bộ lạc dưới quyền mình gồm 3 vạn người ngựa, tiến đánh Tê-mu-jin. Tê-mu-jin liền chia 3 vạn người ngựa của mình thành 15 đội, chống lại cuộc tiến công đó. Hai bên triển khai 1 trận đánh lớn bên sông Ônôn, Tê-mu-jin không chống nổi phải rút lui. Trát Mộc Hợp cho tàn sát hết tù binh, điều này khiến những những người dưới quyền bất mãn, bỏ sang theo Tê-mu-jin. Vì vậy, tuy thua trận mà thực lực của Tê-mu-jin lại lớn mạnh thêm. Tê-mu-jin không quên mối thù với bộ lạc Tác-Ta đã giết cha mình. Không lâu sau, vì thủ lĩnh bộ lạc Tác-Ta làm phật ý triều Kim, triều Kim sai thừa tướng Hoàng Nhan Tương họp với Tê-mu-jin phối hợp đánh Tác-Ta, tiêu diệt toàn bộ quân Tác-Ta, bắt được rất nhiều người, gia súc và thu mọi của cải lương thực. Triều Kim cho rằng Tê-mu-jin đã lập công nên phong cho ông chức tư lệnh tiên phong. Sau đó, Tê-mu-jin cũng tiến hành nhiều cuộc chinh phạt, lần lượt tiêu diệt các bộ lạc trên cao nguyên Mông Cổ. Cuối cùng đã thống nhất toàn Mông Cổ. Ông được thủ lĩnh các bộ lạc Mông Cổ tôn làm đại hãn, tức Trin-ghít-khan (Thành Cát Tư Hãn) mà sau này cả thế giới đều biết tiếng.
Sau khi nắm quyền đại hãn, Tri-ghít-khan đã xây dựng hoàn chỉnh chế độ quân sự và chính trị, cho đặt ra và sử dụng chữ Mông Cổ, làm cho Mông Cổ trở thành 1 hãn quốc lớn mạnh. Nhưng triều Kim vẫn coi Mông Cổ là 1 nước phụ thuộc, bắt Trin-ghít-khan phải tiến công. Trin-ghít-khan quyết định thay đổi địa vị phụ thuộc nhục nhã đó. Sai khi Kim Chương Tông chết, thái tử Hoàn Nhan Vĩnh Tế lên nối ngôi, phái sứ giả tới Mông Cổ. Sứ giả tới, yêu cầu Trin-ghít-khan phải quỳ xuống nghe chiếu thư. Trin-ghit-khan hỏi sứ giả xem hoàng đế mới là ai. Sứ giả đó trả lời: đó là Hoàn Nhan Vĩnh Tế. Trin-ghit-khan khinh miệt, nhổ nước bọt, nói: "Ta cứ tưởng rằng người làm chủ Trung nguyên phải là người trời, chứ một kẻ tầm thường bất tài như thế cũng đáng làm hoàng đế sao?". Nói xong, ông bỏ mặc sứ giả Kim đứng đó, lên ngựa phóng đi.
Từ đó về sau, Trin-ghit-khan công khai đối địch với triều Kim. Năm 1211, Trin-ghit-khan mở cuộc tiến công vào nước Kim. Ông trèo lên núi cao, khấn trời: "Hoàng đế nước Kim đã giết hại tổ tiên của con là An Ba Cai, xin cho phép con báo mối thù này!".
Sau đó, ông lựa chọn 3000 kỵ binh tinh nhuệ, tiếnxuống phía nam. Tướng Kim là Hồ Thiếu Hổ dẫn 30 vạn quân chống lại, bị quânMông Cổ đánh cho tan tác. Hai năm sau, quân Mông Cổ lại đánh vào Cư Dung Quan,vây đánh Trung Kinh của triều Kim (ở Bắc Kinh ngày nay). Trin-ghit-khan cùng 4con chia làm mấy cánh quân, tung hoành trên vùng bình nguyên rộng lớn của Hà Bắc,đánh đâu thắng đó. Lúc đó, nội bộ triều Kim vô cùng hỗn loạn, hoàng đế HoànNhan Vĩnh Tế bị giết, hoàng đế nối ngôi là Kim Tuyên Tông buộc lòng phải xinhòa hoãn với Trin-ghit-khan, đem nhiều vàng bạc, vải lụa hiến choTrin-ghit-khan, kèm theo 1 cô công chúa, Trin-ghit-khan mới rút quân về nước. Sau khi đánh bại triều Kim, binh lực của Mông Cổ rất mạnh. Năm 1219, 1 đoàn thương nhân Mông Cổ được Trin-ghit-khan cử sang phương tây, đến Khôrexmơ (nay là khu vực thuộc các nước Kazakhstan và Uzebekistan), bị quân lính ở đây giết hại. Trin-ghit-khan liền thân dẫn 20 vạn đại quân tiến đánh Khôrexmơ. Sau đó, lại đánh thẳng sang phía tây, chiếm các nước thuộc vùng Trung Á hiện nay. Toán quân đi đầu của Mông Cổ còn đánh tới phía đông Châu Âu và phía bắc Iran rồi mới quay về. Khi Tri-ghit-khan dẫn quân tây chinh có yêu cầu Tây Hạ đem quân phối hợp, nhưng Tây Hạ từ chối và lại kí minh ước với Kim. Sau khi trở về, Tri-ghit-khan quyết tâm tiêu diệt Tây Hạ. Trong khi vây đánh Tây Hạ, đến giờ phút cuối, ông mắc bệnh nặng. Biết mình không qua khỏi được, trên giường bệnh, Trin-ghit-khan trăn trối lại cho các tướng lĩnh và con cái: "Sau này ta đánh Kim, cầu mượn đường nước Tống. Triều Tống và triều Kim có thù oán rất sâu, nhất định họ sẽ cho ta mượn đường".
Sau khi Trin-ghit-khan chết, con ông là Ô-gô-đây (Oa Khoát Đài) nối tiếp ngôi đại hãn. Ô-gô-đây làm theo di chúc của Trin-ghit-khan, mượn đường nước Tống để bao vây kinh thành Khai Phong của Kim. Năm 1233, Kim Ai Tông chạy đến Thái Châu (nay là Nhữ Nam, Hà Nam). Quân Mông Cổ lại liên hợp với Tống bao vây Thái Châu. Kim Ai Tông cử sứ giả đến cầu hòa với Tống Lý Tông (con kế vị của Tống Ninh Tông, tên là Triệu Vân), và trình bày: "Nếu Kim bị diệt, thì tiếp theo sẽ đến lượt Tống. Quí quốc liên hợp với chúng tôi chống Mông Cổ, thì hai nước đều được lợi"
Tống Lý Tông không thèm để ý đến lời cầu hòa đó. Kim Ai Tông hết đường chạy, đành tự sát. Năm 1234, dưới sự giáp công của Mông và Tống, triều Kim diệt vong.
BẠN ĐANG ĐỌC
LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM
Tiểu thuyết Lịch sửMình rất thích nghe và đọc các tài liệu lịch sử, tuy Trung Quốc thời xưa là một nước xâm chiếm Việt Nam nhưng không thể phủ nhận rằng lịch sử lâu đời của Trung Quốc rất hay và hấp dẫn. Đây là tác phẩm mình tìm được rất hay và tâm đắc, nên chia sẻ ch...