Vương triều Thanh thống trị Trung Quốc, trải qua 2 đời Khang Hy và Ung Chính Đế cai trị, nền kinh tế phát triển rất mạnh. Đến đời con của Ung Chính, Thanh Cao Tông Hoằng Lịch (tức là hoàng đế Càn Long lên ngôi), thì đất nước cường thịnh, tài chính dồi dào. "Văn trị, võ công" (sự thống trị văn hóa và vũ lực) vào sơ kỳ nhà Thanh đã làm cho đất nước lúc đó đạt đến trình độ cường thịnh. Vào năm 1757 công nguyên, 1 quý tộc ở vùng Trugac tên là A Mu Sa Na vốn trước đây đã quy phục nhà Thanh, nay lại nổi loạn. Hoàng đế Càn Long phái 2 đạo quân tiến công vào Y Ly (còn gọi là Y Ninh) để đánh dẹp. Bình định xong toàn vùng Trugac thì có 2 thủ lĩnh tộc Uygua vốn bị bắt làm tù binh ở Trugac là Tru Mu anh (còn gọi là Bu Na Đan) và Tru Mu em (còn gọi Hua Chi Tran) bỏ chạy về khu vực nam Thiên Sơn, Tân Cương, dấy binh chống lại nhà Thanh. Hai anh em Tru Mu đàn áp dân trong vùng 1 cách vô cùng tàn ác; người Uygua căm thù đã vùng lên đấu tranh, ủng hộ nhà Thanh. Vì thế, quân Thanh đã dẹp loạn 2 anh em Tru Mu rất dễ dàng. Năm 1762 công nguyên, triều đình Thanh đặt ra 1 cấp tướng quân ở Y Ly (Tân Cương) nhằm tăng cường cai trị cả 2 phần bắc và nam Thiên Sơn.
Cũng giống như vua ông và vua cha, hoàng đế Càn Long ngoài việc dùng vũ công, ông còn rất coi trọng văn trị. Một mặt ông cho tiếp tục mở "Khoa Bác Học Hồng Từ" chiêu tập các văn nhân, học giả để biên soạn các loại thư tịch; mặt khác ra sức xét xử các vụ án văn chương, đàn áp các văn nhân bi nghi ngờ mưu chống nhà Thanh. Các vụ án văn chương thời Càn Long rất nhiều, vượt xa số lượng của cả thời Khang Hy và Ung Chính. Nhưng hoàng đế Càn Long hiểu ra rằng, nếu chỉ dựa vào các vụ án văn chương để cai trị văn hóa thì sẽ không thể đạt được tới mức triệt để được. Hàng ngàn hàng vạn thư tịch vẫn còn đang tàng trữ trong dân gian, nếu trong những đống thư tịch đó lại có những nội dung không lợi cho sự thống trị của nhà Thanh thì sẽ giải quyết ra sao? Cuối cùng, ông đã tìm ra được 1 cách, tức là tập trung tất cả các sách tàng trữ trong cả nước lại, cho biên tập thành 1 bộ tùng thư đồ sộ chưa từng thấy. Làm vậy thì vừa lôi kéo thêm được 1 số trí thức, tỏ ra hoàng đế rất coi trọng văn hóa, lại vừa có dịp để thẩm tra soát xét tất cả các sách hiện đang được cất giữ trong dân gian. Thật nhất cử lưỡng tiện.
Năm 1733 công nguyên, hoàng đế Càn Long chính thức ra lệnh lập Tứ khố toàn thư quán. Ông đã cắt cử 1 số thân vương trong hoàng thất và đại học sĩ làm tổng tài. Các vị hoàng thân quốc thích phần lớn chỉ là nêu danh và giữ vai trò giám sát, còn những vị thực sự làm công biên soạn là 1 số học giả nổi tiếng thời đó như Đới Chấn, Diêu Nại, Kỷ Vận. Bộ tùng thư ấy được đặt tên là "Tứ khố toàn thư". Trung Quốc thời cổ thường chia sách thành 4 loại lớn: kinh, sử, tử, tập. Bộ Kinh bao gồm các trước tác kinh điển của các Nho gia từ trước đến nay (như "Kinh thi", "Luận ngữ", "Mạnh Tử") và những sách nghiên cứu âm vận văn tự; bộ Sử gồm các sách lịch sử các loại, địa lý, truyện ký; bộ Tử bao gồm các trước tác về học thuyết của bách gia chư tử, các trước tác khoa học kỹ thuật như nông học, y học, thiên văn, lịch pháp, toán pháp, nghệ thuật; bộ Tập bao gồm các tổng tập và chuyên tập về văn học. Tất cả các loại sách nói trên được tập trung lại và gọi là "tứ khố" (4 kho sách).
Muốn biên soạn 1 bộ tùng thư có qui mô to lớn như thế, trước hết phải thu thập thư tịch. Càn Long ra lệnh bắt quan các tỉnh phải đi sưu tầm, thu mua các loại sách, các tập bản đồ và nộp lên trên. Ông còn đặt ra các hình thức khen thưởng, yêu cầu các tư nhân hiến sách, hiến càng nhiều thưởng càng to. Lệnh đó vừa ban ra, quả nhiên các sách, bản đồ gửi về Bắc Kinh như 1 dòng chảy vô tận. Chỉ trong vòng 2 năm đã thu thập được tới trên 2 vạn loại, thêm vào đó là số lớn sách có sẵn trong cung đình, tổng cộng đạt được 1 số lượng rất khả quan. Sách đã thu thập xong, Càn Long ra lệnh cho các vị quan biên soạn của Tứ khố toàn thư quán phải kiểm tra thật kỹ lưỡng các sách đó. Hễ là các câu chữ có tính chất "ngang trái" (tức là không có lợi cho những người thống trị), nhất là luật đều phải xóa bỏ. Qua tra xét, phát hiện vị đại thần Tần Chương Lý ở hậu kỳ triều Minh có viết về đời trước của hoàng tộc nhà Thanh với lời lữ không lấy gì làm tôn trọng cho lắm. Thí dụ, ông đã nêu ra rằng, chính các người đới trước của hoàng tộc đã từng nhận chức quan và sắc phong của triều Minh. Điều này xem ra làm cho hoàng đế Càn Long bị mất thể diện. Thế là Càn Long ra lệnh đốt sạch các sách đó. Còn trước tác của các văn nhân chống Thanh như Lã Lưu Lương, Hoàng Đạo Châu thì không cần phải bàn. Sau đó, qua những rà soát tiếp tục, lại thấy trong trước tác của những người triều Tống cũng có nhiều nội dung chống lại Liêu, Kim, Nguyên. Những nội dung ấy rất dễ làm cho người ta liên tưởng đến việc chống lại vương triều Thanh. Tất cả những loại sách như vậy đều phải tiêu hủy toàn bộ hoặc 1 bộ phận. Còn có 1 cách nữa, tức là gặp những câu vào loại đó thì phải gạch xóa, bôi mực đen; như vậy thì tuy vẫn giữ được sách nhưng trông chẳng còn ra mặt mũi sách vở thế nào cả. Càn Long phải nặn óc suy nghĩ quanh việc này. Theo thống kê chưa đầy đủ, khi biên soạn bộ "Tứ khố toàn thư" đồng thời cũng thiêu hủy và cấm lưu hành có tới trên 3000 loại sách.
Dù cho động cơ của hoàng đế Càn Long như thế nào thì cuối cùng bộ "Tứ khố toàn thư" đồ sộ đã biên soạn xong và được cất giữ cẩn thận. Các học giả biên soạn "Tứ khố toàn thư" phải bỏ ra công sức tới 10 năm trời để biên tập, hiệu đính, sao chép, sửa chữa 1 số lượng lớn sách và bản đồ. Năm 1782, việc biên soạn chính thức hoàn thành, toàn bộ số sách ấy là 3503 loại, gồm 79.337 Cuốn. lúc đó, bộ toàn thư này được chép thành 7 bộ sách, đem cất giấu ở các nơi: hoàng cung, vườn Minh Viên, hành cung Nhiệt Hà (tức Thừa Đức, Hà Bắc ngày nay), Phụng Thiên (Thẩm Dương ngày nay), Hàng Châu, Trấn Giang, Dương Châu (trong đó có 3 bộ bị đốt trong chiến tranh). Đây là 1 di sản văn hóa phong phú giúp cho người đời sau nghiên cứu thời cổ đại Trung Quốc, một cống hiến to lớn, vô cùng quý báu. Còn số sách bị cấm và bị đốt, tuy có gây nên tổn thất cho văn hóa Trung Quốc, song chúng cũng không bị cấm 1 cách triệt để. Hồi đó có không ít người yêu chuộng văn vật dám chịu gặp nguy hiểm phải vào tù, bị chém đầu, cố giữ và cất giấu rất nhiều sách có giá trị. Đến những năm mạt kỳ nhà Thanh, rất nhiều sách cấm lại lần lượt xuất hiện.
BẠN ĐANG ĐỌC
LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM
Fiction HistoriqueMình rất thích nghe và đọc các tài liệu lịch sử, tuy Trung Quốc thời xưa là một nước xâm chiếm Việt Nam nhưng không thể phủ nhận rằng lịch sử lâu đời của Trung Quốc rất hay và hấp dẫn. Đây là tác phẩm mình tìm được rất hay và tâm đắc, nên chia sẻ ch...