PHẠM BÀNG VÀO NHÀ GIAM
Khi Hán Linh Đế mới lên ngôi, Đậu thái hậu lâm triều, phong cha là Đậu Vũ làm đại tướng quân, Trần Phiên là thái úy. Đậu Vũ, Trần Phiên là những người ủng hộ phái danh sĩ. Họ gọi những người bị cấm cố chung thân trước kia như Lý Ưng, Đỗ Mật trở lại làm quan. Trần Phiên nói với Đậu Vũ: "Nếu không tiêu diệt hoạn quan thì thiên hạ không thể thanh bình được. Tôi gần 80 tuổi rồi còn tham vọng gì nữa? Tôi còn ở đây, chỉ là để vì triều đình trừ hại, giúp đỡ tướng công lập công". Đậu Vũ vốn cũng có ý đó, hai người bàn nhau, để Đậu Vũ nói với Đậu thái hậu, yêu cầu tiêu diệt hoạn quan. Nhưng Đậu thái hậu lại rất tin hoạn quan giống như Hán Hoàn Đế, nên không sao thuyết phục được. Trần Phiên lại dâng sớ tấu lên thái hậu, nêu ra các tội ác của bọn hoạn quan Hầu Lãm, Tào Tiết, Vương Phủ; Đậu thái hậu vẫn gạt bỏ sớ tấu một bên, không xét tới.
Sự việc tiết lộ đã làm bọn hoạn quan sợ hãi. Tào Tiết, Vương Phủ liền ra tay trước. Chúng cướp ngọc tỉ và ấn thụ của Đậu thái hậu rồi giam lỏng Đậu thái hậu lại. Sau đó dùng danh nghĩa của Linh Đế, tuyên bố Đậu Vũ và Trần Phiên mưu phản rồi bắt giết đi. Thế là hoạn quan lại nắm quyền. Tất cả những người do Trần Phiên, Đậu Vũ đưa lên làm quan đều bị bãi chức. Lý Ưng, Đỗ Mật bị đuổi về quê; một số danh sĩ, thái học sinh càng tôn sùng họ và căm ghét bọn hoạn quan. Bọn hoạn quan cũng coi họ là tử thù, tìm mọi cơ hội hãm hại họ.
Có một danh sĩ là Trương Kiệm từng cáo giác hoạn quan Hầu Lãm. Hầu Lãm để tâm báo thù, vừa gặp lúc gia đình Trương Kiệm đuổi một nô bộc, Hầu Lãm xúi giục người nô bộc đó vu cáo Trương Kiệm cùng 24 người đồng hương kết thành một đảng, phỉ báng triều đình, âm mưu làm phản. Hoạn quan Tào Tiết nắm cơ hội đó xúi giục tay chân dâng sớ tấu, xin Hán Linh Đế ra lệnh bắt đảng nhân. Hán Linh Đế mới 14 tuổi, không hiểu thế nào là đảng nhân, liền hỏi Tào Tiết: "Tại sao lại bắt giết họ? Họ có tội gì?".
Tào Tiết vung tay múa chân, nói một tràng, nào là đảng nhân rất đáng sợ, luôn nói xấu triều đình, nào là họ mưu phản, muốn lật đổ hoàng đế...Hán Linh Đế nghe nói thế, lập tức hạ lệnh lùng bắt đảng nhân trong cả nước. Lệnh truyền xuống, các châu quận đều xôn xao. Có người được tin, vội đến báo cho Lý Ưng. Lý Ưng thản nhiên nói: "Tôi không trốn, nếu trốn sẽ làm hại bao nhiêu người khác. Vả lại tôi đã 60 tuổi rồi, sống chết có số mệnh, trốn tránh làm gì". Ông liền tự đến xin chịu giam, và bị đánh chết. Đố Mật biết không tránh khỏi chết, nên tự sát.
Đốc Bưu của quận Nhữ Nam được lệnh đến Trưng Khương (nay là Yển Thành, Hà Nam) để bắt Phạm Bàng. Tới dịch quán Trưng Khương ông đóng cửa lại, ôm chiếu thư phục trên giường khóc lóc. Người trong dịch quán nghe tiếng khóc, không biết tình hình ra sao. Phạm Bàng nghe tin, liền nói: "Tôi biết viên Đốc Bưu đó khóc là vì không muốn bắt tôi". Ông liền tự đến huyện xin chịu bắt. Huyện lệnh Quách Trấp cũng là người chính trực, thấy Phạm Bàng đến thì giật nảy mình nói: "Trời đất rộng lớn thế này, sao ngài không đi đâu, lại đến đây làm gì?". Ông ta định treo ấn từ quan rồi cùng đi trốn với Phạm Bàng.
Phạm Bàng cảm kích trước biểu hiện đó của Quách Trấp, nhưng nói: "Không cần thiết. Nếu bắt được tôi, có thể triều đình sẽ ngừng việc bắt đảng nhân. Tôi không thể để liên lụy đến ngài. Vả lại, mẹ tôi đã già, nếu tôi đi trốn sẽ làm liên lụy đến người".
BẠN ĐANG ĐỌC
LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM
Tarihi KurguMình rất thích nghe và đọc các tài liệu lịch sử, tuy Trung Quốc thời xưa là một nước xâm chiếm Việt Nam nhưng không thể phủ nhận rằng lịch sử lâu đời của Trung Quốc rất hay và hấp dẫn. Đây là tác phẩm mình tìm được rất hay và tâm đắc, nên chia sẻ ch...