CUỘC KHỞI NGHĨA Ở LÀNG ĐẠI TRẠCH
Để chống lại Hung Nô, Tần Thủy Hoàng cho xây dựng Trường thành, phái 30 vạn quân và trưng tập rất nhiều dân phu, số lượng có lúc lên tới mấy chục vạn, để mở mang phương nam ông ta lại huy động 30 vạn quân dân. Ngoài ra còn dùng 70 vạn tù phạm đế xây dựng Cung A Phòng đồ sộ và cực kì tráng lệ. Đến khi Nhị Thế lên ngôi, lại trưng tập mấy chục vạn tù phạm và dân phu, để xây dựng lăng mộ Tần Thủy Hoàng với qui mô lớn. Lăng mộ đó xây dựng rất lớn, rất sâu, dùng rất nhiều đồng nấu chảy đổ xuống làm nền móng, bên trên xây dựng những tòa nhà bằng đá, làm đường đi vào mộ và huyệt mộ. Nhị Thế lại sai thợ đào thành hình dạng sông hồ, đồ thủy ngân vào và táng Thủy Hoàng ở đó.
An táng xong, để đề phòng có kẻ đào trộm, lại sai thợ lắp đặt trong mộ những khí cụ giết người. Cuối cùng, để giữ bí mật công trình, liền thủ tiêu tất cả thợ thuyền tham gia xây dựng, chôn xác trong mộ đạo, không chừa lại một người nào. Xây xong phần mộ, Nhị Thế và Triệu Cao lại tiếp tục xây dựng Cung A Phòng. Lúc đó, nhân khẩu toàn Trung Quốc có không quá 20 triệu. Số bị huy động đi xây dựng Trường thành, khai phá miền nam, xây Cung A Phòng, xây lăng mộ và những việc khác, tất cả tới hai-ba triệu, tiêu hao không biết bao nhiêu nhân tài, vật lực, khiến nhân dân kêu ca, oán giận vang trời dậy đất.
Năm 209 TCN, quan địa phương ở Dương Thành (nay ở đông nam Đăng Phong, Hà Nam), cử hai viên quan cấp dưới dẫn 900 dân phu đến Ngư Dương (nay ở tây nam Mật Vân, thành phố Bắc Kinh) làm nhiệm vụ phòng thủ. Hai viên quan chọn trong số tráng đinh hai người to lớn nhất, lại có năng lực làm việc, cử làm đồn trưởng, để họ chỉ huy những người khác. Hai người đó, một người tên là Trần Thắng, người ở Dương Thành, vốn đi làm thuê dài hạn cho người khác. Một người tên là Ngô Quảng, người ở Dương Hạ (nay là huyện Thái Khang, Hà Nam), là một nông dân nghèo khổ.
Khi còn trẻ tuổi, Trần Thắng đã tỏ ra là một người có chí khí. Ông cùng các bạn làm công khác cùng đi làm ruộng cho địa chủ, thường nghĩ: "ta còn trẻ trung, khỏe mạnh, tại sao quanh năm suốt tháng cứ phải đi làm trâu ngựa cho kẻ khác. Thế nào rồi cũng có ngày, ta phải làm nên sự nghiệp lớn." Một lần, trong khi ngồi nghỉ với các bạn bên bờ ruộng, ông nói: "Chúng ta sau này nếu ai giàu sang, đừng quên bạn bè cũ nhé!". Mọi người thấy câu nói có vẻ nực cười, liền nói: "Cái thân đi làm thuê cho người ta, lấy đâu ra giàu sang".
Trần Thắng thở dài, nói: "Ôi, loài chim sẻ, hiểu sao được chí hướng của hồng nhạn". Trần Thắng và Ngô Quảng vốn không biết nhau. Tới khi đi làm phu mới gặp, cùng hoàn cảnh và chí hướng nên nhanh chóng trở thành bạn bè thân thiết. Họ chỉ lo lỡ kỳ hạn, nên ngày ngày mải miết đi lên phía bắc. Đến làng Đại Trạch (nay ở đông nam huyện Túc, An Huy) gặp mưa lớn ròng rã nhiều ngày, nước dân lên ngập đường không đi tiếp được. Họ đành phải nghỉ lại, chờ trời ngớt mưa để tiếp tục hành trình. Pháp luật triều Tần rất nghiêm,dân phu bị điều động nếu đến chậm sẽ bị chém. Mọi người thấy trời mưa liên tục, ai cũng lo cuống như kiến trên chảo nóng, không biết làm sao. Trần Thắng bàn riêng với Ngô Quảng: "Ở đây còn cách Ngư Dương mấy ngàn dặm, không có cách gì đến đúng kì hạn được, chẳng lẽ chúng ta đành đến chịu chết sao?".
BẠN ĐANG ĐỌC
LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM
Historical FictionMình rất thích nghe và đọc các tài liệu lịch sử, tuy Trung Quốc thời xưa là một nước xâm chiếm Việt Nam nhưng không thể phủ nhận rằng lịch sử lâu đời của Trung Quốc rất hay và hấp dẫn. Đây là tác phẩm mình tìm được rất hay và tâm đắc, nên chia sẻ ch...