Hồi Hai Mươi Lăm: Dù nắng có mong manh (d)

4 2 0
                                    

Cư dân xóm Chùa đã dần quen với hình ảnh một vị Tăng sĩ đắp cà-sa và ôm y bát đi khất thực vào mỗi độ sớm mai. Có rất nhiều người không hiểu về Theravada, nên tỏ ra khó chịu khi thấy Châu Lợi ăn mặn. Tố Nguyệt mắc cỡ nên không chịu đi hóa duyên cùng ông, ông không hề chê trách, chỉ khuyên nếu căn duyên chưa tới thì đừng miễn cưỡng tu tập theo ông.

Quý Tâm vẫn năng lui tới nhà xác và tham dự trợ giảng cho các lớp Pháp Y - Pháp Chứng. Đôi lúc ngôi chùa Khánh Hỷ đón tiếp những người cảnh sát viên đủ mọi lứa tuổi, thông thường họ ở chơi không quá một tiếng.

Còn hai ngày nữa là Châu Lợi trở về núi Phượng Hoàng. Ông không mua sắm chi cả; khi đi mang gì thì khi về như thế, chẳng thêm chẳng bớt một phân.

Hay tin Châu Lợi sắp lên đường, Trần Cảnh Chiêu bèn ghé thăm ông để thử xem ông có thay đổi ý kiến mà giúp anh ta phá án không. Đọc tin trên báo thì thấy đa số là tin xấu về các Tăng - Ni, như phá giới, đánh đập trẻ em hay thế này thế nọ; tìm trên các trang mạng Phật Học cũng không có tin tức nào hữu ích nhằm giúp anh tặng quà biếu mà không gây mích lòng với vị Tăng sĩ Theravada ấy.

Quý Tâm và Châu Lợi đang gói kẹo để làm quà mừng Giáng Sinh cho các cơ sở an sinh xã hội. Tố Nguyệt thu gom giấy vụn vào sọt rác. Châu Tuệ Mẫn thì đóng gói thành phẩm vào hộp carton; vừa làm vừa nghêu ngao hát theo giọng của đôi song ca Lâm Nhật Tiến - Lâm Thúy Vân trong bài "Có những chuyện tình không là trăm năm":

"... Em mãi là hai mươi tuổi

Anh mãi là mùa Xuân xưa

Tóc anh đã thành mây trắng

Mắt em dáng thời gian qua..."

Trần Cảnh Chiêu bước tới gần bộ ván, rồi cất giọng xin được phép nói chuyện riêng với Châu Lợi. Anh tưởng đâu sẽ khó khăn lắm, ai ngờ ông ấy gật đầu chấp thuận cái rụp.

Hai người bắt taxi ra bờ sông Ba Son - Nơi mà năm xưa vua Gia Long chọn làm địa điểm lập xưởng đóng tàu và rèn luyện Thủy Quân, qua tới thời Pháp thuộc, hải cảng Ba Son đã được tu bổ và diện mạo cũng phần nào thay đổi so với vua Gia Long hãy còn tại vị.

Địa hình của khu vực này không thích hợp để xây dựng những công trình đồ sộ và cao tầng do nền đất khá yếu và lẫn nhiều tạp chất, cho nên sau khi xem xét và thể theo ý kiến số đông trong nhân dân, chính phủ lập ra một viện bảo tàng nho nhỏ ghi lại những dấu tích Lịch Sử của mười ba đời Hoàng tộc Nguyễn Phước và các tôn thất lân cận. Dẫu sao di tích Lịch Sử cũng quan trọng hơn những khu nhà kín cổng cao tường của giới nhà giàu ưa chiếm luôn gió sông và mặt biển.

Đứng từ đây có thể trông thấy những tia sét từ trong mây xám hiện ra, lóe sáng rồi vụt tắt chỉ trong một cái nháy mắt, hệt như đời người, sinh ra và phải chết đi.

Trần Cảnh Chiêu vịn tay vào lan-can mà hỏi Châu Lợi:

- Tôi thấy các tài liệu về Phật Giáo thật là loạn xà ngầu... Ông có thể vui lòng chỉ cho tôi đâu là Bát Chánh Đạo không?

Tiệm trà sữa của tôi toàn là dân nằm vùng Hệ LiệtNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ