Chương 16: Được nhỏ mất lớn.

3.9K 368 5
                                    

Dựa theo kinh nghiệm của nguyên chủ, Sở Từ biết, trên đề thi Thi Huyện bao gồm mấy loại hình đề tài, phân biệt thành năm dạng Thiếp Kinh, Mặc Nghĩa, Cửu Chương, Thi Phú, Tạp Văn.

Thiếp Kinh dựa theo từ hiện đại, chỉ chính là câu hỏi điền vào chỗ trống, hơn nữa toàn bộ đều là câu viết chính tả, không bao hàm giải ý. Mặc Nghĩa chỉ chính là đáp đề, cũng chính là cho ngươi một câu, sau đó bảo ngươi trả lời câu hỏi căn cứ vào ngữ cảnh hoặc ghi chú trong sách.

Hai phần kiểm trra này đều là kiểm tra trí nhớ học sinh, cái gọi là "Đọc vạn cuốn sách", ở hiện đại xem như chỉ có thể là tưởng tượng, nhưng học sinh ở cổ đại cũng thật sự là đem mấy quyển sách kia đọc đến thông thấu, sau khi đọc nó rồi mới có thể nhớ kỹ trong đầu.

Cửu Chương dĩ nhiên chính là đề toán học, học sinh bình thường khả năng học Cửu Chương đều không tốt lắm, cho nên nơi này đề mục cũng sẽ đơn giản một chút.

Thi Phú cũng chính là làm thơ, thường đều sẽ hạn chế vần chân, cho ngươi làm một bài thơ ngũ ngôn bát vận (8 câu mỗi câu 5 chữ). Ở thời Đường, thơ từ còn đặc biệt mở riêng một khoa Tiến sĩ, để cho thấy tầm quan trọng của bọn họ đối với thơ từ. Triều đại Đại Ngụy thì so với thơ từ, thì vẫn coi trọng văn chương hơn.

Văn chương này chính là Tạp Văn. Thường đều sẽ cho ngươi một đoạn văn xuất từ Tứ Thư Ngũ Kinh, sau đó lại căn cứ theo đó tự mình lý giải phá đề, thừa đề, khởi giảng, nhập đề, khởi cổ, trung cổ, hậu cổ, thúc cổ*, trong đó quy định cứng nhắc hạn chế rất nhiều. Nhưng mọi người từ nhỏ đã luyện mấy thứ này, cho nên cách thức ngược lại không tính là quá khó. Nhưng nếu muốn viết tốt Tạp Văn, còn phải xem ngộ tính học sinh.

*Quy tắc bố cục văn Bát cổ :1 - Phá đề : giải nghĩa đầu bài (lời của mình). 2 - Thừa đề : bắt đầu vào lời người xưa nói. 3 - Khởi giảng : đại ý của đề mục. 4 – Nhập đề : vào bài, phải có hai vế đối nhau. 5 – Khởi cổ : thích thực rõ nghĩa đầu bài, hai vế đối nhau. 6 - Trung cổ : tán rộng nghĩa đầu bài, hai vế đối nhau. 7 – Hậu cổ: tóm tắt các ý trên, hai vế đối nhau. 8 - Thúc đề : thắt chặt đầu bài.

Trong trí nhớ của Sở Từ ngược lại một chút, năm ấy nguyên chủ Thi Huyện, câu hỏi chính là một câu trong Luận Ngữ "Hảo phạm thượng giả, tiển hĩ", nguyên văn nói chính là nếu một người hiếu thuận cha mẹ, hữu ái huynh đệ, như vậy khả năng hắn phạm thượng tác loạn nhất định là rất thấp.

Nguyên chủ đưa vào mấy cái ví dụ của các nhà hiền triết để tiến hành luận chứng, mới vượt qua Thi Huyện, đứng vị trí thứ mười hai Thi Huyện. Rồi sau đó một đường quá quan trảm tướng, thẳng lên Thi Phủ cùng Thi Viện, hơn nữa ở trong Thi Viện trổ hết tài năng, đứng vị trí thứ năm Thi Viện, làm một Lẫm sinh* huyện Viên Sơn.

*Lẫm sinh: Chỉ các học trò được hưởng bổng lộc của các Châu Huyện Phủ.

Mấy lần Trương Văn Hải vào phòng thi, thì thậm chí Thi Huyện cũng không có qua, nếu nói nghiêm khắc một chút, y ngay cả đồng sinh cũng không phải, dù sao đồng sinh là tự xưng của người vượt qua kì thi Thi Huyện cùng Thi Phủ. Nhưng dẫu sao, trên cơ bản lúc này cũng qua Thi Đồng Tử, cho nên coi như một người đồng sinh.

[Edit][1 - 200]  Xuyên Qua Cổ Đại Làm Phu Tử.Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ