Chương 111
Sáng hôm sau dậy sớm, khi Dương Từ đăng ký nông cụ cho đại đội, đã cố ý hỏi chuyện tiếng chó kêu ngày hôm qua. Toàn bộ thôn của họ khá lớn nên không phải ai cũng nghe thấy tiếng chó sủa, chỉ có những người ở khá gần nhà chú Ngô và một số ít người phụ trách gác đêm tối qua mới biết.
Mọi người nghe thấy tiếng chó của chú Ngô sủa, đều giống với Dương Từ cảm thấy là có người đã tiến vào thôn, nếu không chú chó của chú Ngô cũng sẽ không sủa bừa bãi. Tuy nhiên, vì không ai bị mất gì cả, nhất thời muốn điều tra cũng không biết điều tra như thế nào, cho nên chuyện này đến cuối cùng chỉ có thể bỏ qua như vậy.
Vào buổi trưa, khi Dương Mộng Liên đến tìm Dương Từ, hai ngày trước khi cô ấy làm đề thì gặp chút vấn đề, đã lưu lại một vài câu hỏi rồi mới đến gặp Dương Từ. Tình cờ là Lưu Tiêm Mai nghe nói cô ấy sẽ đi tìm Dương Từ, liền nhờ cô ấy mang bữa trưa cho Dương Từ, cũng đỡ cho Lưu Tiêm Mai khỏi phải chạy đi chạy lại.
Hầu hết mọi người trong thời đại này đều tương đối nghèo, đặc biệt là ở những thôn xa xôi như của họ, nơi mà ăn uống trong ngày thường đều rất tiết kiệm. Chỉ khi đến mùa trồng vội gặt vội hoặc là công việc đồng án bận rộn, để tránh cho mọi người mệt chết trong lúc bận rộn, mỗi hộ gia đình mới lấy ra một ít dầu (ăn).
Cuộc sống của gia đình Dương Từ mấy năm nay đều rất tốt, vì người nông thôn có ruộng, về phương diện rau cỏ cũng thuận tiện hơn thành phố, có khi còn sống tốt hơn người thành phố. Đặc biệt là sau khi Dương Từ lên cấp ba và bắt đầu được trả lương, Dương Từ đã có thể công khai gửi đồ về nhà. Dầu mì gạo muối gì đó, kẹo hạt dưa gì đó, sữa bột mạch nha gì đó, sườn heo gì đó, v.v., chỉ cần Dương Gia Hữu tuần nào cũng đi huyện một chuyến, lần nào trở về cũng sẽ không trở về tay trắng.
Cũng chính vì có nhiều thứ tốt như vậy nên người Dương gia mới có thể nuôi dạy tốt hơn những gia đình khác. Ông bà nội Dương tuổi đã khá cao, đến bây giờ xương cốt của hai người vẫn rất khỏe mạnh cường tráng, hoàn toàn không thể nhìn ra đây là người đã làm ông cố, bà cố.
Lưu Tiêm Mai đau lòng cho Dương Từ đi làm thay bà ấy, vì vậy bữa trưa hôm nay bà đã đặc biệt làm món thịt kho. Thiếu niên 17 18 tuổi đang tuổi ăn tuổi lớn, một ngày hận không thể ăn bốn, năm bữa. Cho nên khi nhìn thấy Dương Mộng Liên mang thịt kho, mắt của Dương Từ ngay lập tức sáng lên liền ăn lấy ăn để.
Tay nghề nấu ăn của Lưu Tiêm Mai rất tốt, thịt kho béo nhưng không ngấy, hơn nữa Dương Mộng Liên còn mang theo nửa miếng dưa hấu, ăn với dưa hấu giải béo anh có thể ăn hết một bát lớn. Dương Từ vừa ăn vừa không khỏi ngân nga: "Trên đời chỉ có mẹ là tốt, con mà có mẹ như bảo bối vậy."
Khi Dương Từ đang ăn uống vui vẻ trong phòng gỗ nhỏ, Dương Mộng Liên người đã ăn xong trước đó, đang ngồi ở chỗ làm việc của anh, vừa thay anh trông coi mấy nông cụ trong kho, vừa phe phẩy cây quạt trong tay đọc sách.
Khi Hứa Văn Lịch đội nắng đi tới đây, anh ấy tình cờ nhìn thấy Dương Mộng Liên đang làm việc chăm chỉ dưới bóng cây. Sở dĩ anh ấy đột nhiên chạy tới tìm Dương Từ, là bởi vì Dương Từ nói muốn cùng anh ấy bàn chút chuyện, nếu không buổi trưa nắng như vậy anh ấy cũng không chạy tới đây.
Hứa Văn Lịch và Dương Mộng Liên đều là học sinh lớp 11, lớp 11 ở thời này đã tính là tốt nghiệp cấp ba rồi. Kể từ khi bắt đầu kỳ nghỉ hè, anh ấy đã ngừng đọc sách, bắt đầu làm việc trên cánh đồng với mấy đứa trẻ ở nhà. Cha mẹ anh ấy nói rằng anh ấy đã lãng phí rất nhiều tiền trong việc học, anh ấy không có bản lĩnh kiếm tiền như Dương Từ, cho nên anh ấy phải làm việc chăm chỉ hơn để kiếm lại tiền. Họ còn nói rằng đọc sách chẳng có ích gì, cuối cùng còn không phải vẫn làm ruộng như họ sao?
Bởi vì Hứa Văn Lịch đã làm việc rất chăm chỉ trong kỳ nghỉ hè, lại thêm trong lòng anh ấy dồn sức mà liều mạng làm việc, cho nên trong thời gian này anh ấy không chỉ trở nên sạm đen mà còn sụt cân. Hứa Văn Lịch vốn lớn hơn Dương Từ một tuổi rưỡi, phải cao khỏe hơn Dương Từ mới đúng. Đáng tiếc là bởi vì anh ấy có một đôi cha mẹ không đáng tin cậy, tuổi dậy thì phát triển thì không cho anh ấy ăn đủ no, khiến anh ấy thấp hơn rất nhiều so với các bạn cùng lứa.
Trước đây khi Dương Từ vẫn còn ở trong công xã của họ, thỉnh thoảng Dương Từ vẫn có thể tiếp tế một chút cho bạn tốt của mình. Nhưng sau đó Dương Từ đến huyện thành để đi học, Hứa Văn Lịch không bao giờ có thể ăn no được tám phần nữa. Bởi vì thường xuyên ăn không đủ no, anh ấy cũng không có bao nhiêu sức lực, ngay cả eo cũng không thể duỗi thẳng.
Hứa Văn Lịch nhìn Dương Mộng Liên đang chăm chỉ học tập, không khỏi tò mò hỏi: "Không phải ngươi cũng đã tốt nghiệp sao? Sao ngươi vẫn còn đọc sách đấy?"
Dương Mộng Liên nghe vậy ngẩng đầu lên, dạo này thời tiết cực nóng, đã lâu rồi cô ấy không ra khỏi nhà. Lúc này nhìn Hứa Văn Lịch rám nắng, không khỏi kinh ngạc nói: "Trời ạ, mới mấy ngày không gặp, sao ngươi lại đen như vậy? Còn đen hơn cả anh ba ta nữa!"
Vào vụ mùa trồng vội gặt vội trước đó, Dương Gia Hữu cũng tham gia làm việc cùng, qua mấy ngày dằm nắng liền biến thành một cái đầu than đen. Trong khoảng thời gian này, chỉ cần Dương Mộng Liên nhìn thấy anh ba, cô liền không khỏi chỉ vào cái đầu đen của anh ba mà cười.
Mối quan hệ giữa Dương Gia Hữu và Dương Mộng Liên rất tốt, từ nhỏ đến lớn lại ở chung một phòng nên Dương Gia Hữu luôn chiều chuộng em gái. Cho dù em gái ngày nào cũng đuổi theo trêu chọc, Dương Gia Hữu cũng sẽ không cảm thấy em gái thật sự đang giễu cợt mình, chỉ sẽ cảm thấy em gái vẫn giống như hồi nhỏ thích đuổi theo anh ấy để trêu chọc.
Khi Hứa Văn Lịch nghe thấy những lời này của Dương Mộng Liên, mới nhận ra rằng anh ấy thực sự đen hơn trước rất nhiều. Đặc biệt là trước mặt Dương Mộng Liên trắng sáng, Hứa Văn Lịch đột nhiên cảm thấy mình giống như một con vịt xấu xí, nhưng anh ấy biết rằng Dương Mộng Liên không có ý chế nhạo mình.
Sau khi Dương Mộng Liên nói xong, cô ấy nhường một nửa chiếc ghế để cho Hứa Văn Lịch ngồi bên cạnh mình. Sau đó cô ấy nhanh chóng nhìn xung quanh, sau khi chắc chắn rằng không có ai khác xung quanh, mới lấy ra một cái bánh bao màu xanh lá (thanh đoàn) đưa cho anh ấy: "Mau ăn đi, nhà thím hai ta vừa mới làm đấy, khi ta đến đây gặp được bà ấy, bà ấy liền tiện tay đưa cho ta 2 cái."
Hứa Văn Lịch nghe vậy đôi mắt khẽ run, một lúc lâu mới cầm lấy cái bánh bao. Một vài cái móng tay của anh ấy đã bị nứt do làm việc ngoài đồng, trong các kẽ móng tay còn có chất bẩn đen. Anh ấy bóp chặt cái bánh bao mềm mũm mĩm trong lòng bàn tay, luôn cảm thấy thứ tinh xảo như vậy không hợp với mình.
Dương Mộng Liên thấy anh ấy vẫn luôn nhìn chằm chằm cái bánh bao, không khỏi dùng sức đẩy anh ấy một cái: "Thất thần làm gì, mau ăn đi. Tránh cho chút nữa con mèo nhỏ tham ăn kia nhìn thấy, lúc đó liền không có phần của ngươi đâu."
Không đợi Hứa Văn Lịch ngoan ngoãn ăn bánh bao, con mèo nhỏ tham ăn mà Dương Mộng Liên nói đến liền xuất hiện. Dương Từ vừa nhìn thấy bánh bao màu xanh trong tay Hứa Văn Lịch, anh lập tức hét lên: "Dương nhị ni, chị chơi xấu nha! Có món ngon sao chị không cho em ăn, chị là đang nhớ thương đồng chí Hứa sao?"
Dương tiểu tứ là tên ở nhà của Dương Từ, Dương nhị ni cũng là tên ở nhà của Dương Mộng Liên. Tên ở nhà của Hứa Văn Lịch là cẩu đản tử, gọi lên cũng không được văn minh cho lắm, vì vậy hai chị em đã đặt cho anh ấy một cái tên, khi chơi đùa liền gọi Hứa Văn Lịch là đồng chí tiểu Hứa. Bởi vì Hứa Văn Lịch luôn có một khuôn mặt nghiêm túc, ngay cả khi anh ấy chơi đùa với họ, anh ấy cũng nghiêm túc.
Dương Mộng Liên nghe vậy liền không hài lòng: "Một bát cơm với thịt kho còn thêm nửa miếng dưa hấu, Dương tiểu tứ em có phải là một con heo không vậy?"
Dương Từ phớt lờ lời nói của cô ấy và giả vờ muốn cướp lấy cái bánh bao của Hứa Văn Lịch. Hứa Văn Lịch người vốn còn đang đa sầu đa cảm, thấy vậy ngay lập tức nhét cái bánh bao vào miệng. Mặc dù Hứa Văn Lịch biết Dương Từ sẽ không thực sự cướp của anh ấy, nhưng anh ấy hiểu rằng lý do tại sao Dương Từ ồn ào với anh ấy, còn không phải là muốn anh ấy nhanh chóng ăn nó đi, để tránh bị dân làng nhìn thấy truyền đến tai của cha mẹ anh ấy.
Về phần tại sao lại sợ bị cha mẹ anh ấy biết, đó là bởi vì cha mẹ anh ấy không chỉ là kiểu người nịnh hót, còn rất mặt dày đến đồ của anh ấy cũng muốn giành lấy. Khi còn nhỏ, có một lần khi Dương Từ đưa cho anh ấy nửa gói kẹo, Hứa Văn Lịch không muốn ăn nên định giấu đi và đợi đến tối ăn từ từ. Cuối cùng không ngờ bị cha anh ấy phát hiện, đối phương liền trực tiếp giật túi kẹo, ở trước mặt anh ấy ăn sạch hết. Càng bực mình hơn là sau khi đối phương ăn hết túi kẹo của anh ấy, còn yêu cầu anh ấy lần sao nhớ đem về nhiều chút.
Trước đây khi Dương Mộng Liên và Dương Từ còn đi học trong công xã, mỗi lần Dương Từ cho Dương Mộng Liên thứ gì ăn, anh sẽ chia cho anh ấy một phần. Có lẽ là do Dương Từ chia cho anh ấy quá nhiều lần, cũng không biết là lần nào mà bị cha mẹ anh ấy phát hiện, họ liền mặt dày kêu anh ấy chừa chút đồ ăn lại, sau đó đem đồ mà Dương Từ đưa đem về cho em trai em gái.
Nếu những thứ này thuộc về bản thân Hứa Văn Lịch, anh ấy nhất định sẽ phân cho gia đình mình mà không do dự. Nhưng những thứ này là do Dương Từ tặng cho anh ấy, không phải Dương Từ cho gia đình anh ấy để anh ấy chuyển giao lại cho gia đình, trong đó chứa đầy sự yêu thương của Dương Từ dành cho người bạn là anh ấy đây, anh ấy không có quyền chuyển lòng tốt của Dương Từ cho gia đình mình. Nhưng hành vi của anh ấy trong mắt người nhà liền biến thành vong ân phụ nghĩa chỉ biết ích kỷ.
Hứa Văn Lịch một hơi ăn hết cái bánh bao, liền bị Dương Từ kéo vào căn phòng gỗ ở đằng kia. Hứa Văn Lịch vừa định nói có chuyện gì chứ, sao cứ phải chịu tội ở trong căn phòng gỗ để nói chuyện chứ, liền nhìn thấy món đồ trên giường trong căn phòng gỗ, đôi mắt của anh chàng đen gầy cảm thấy hơi nóng.
Quả nhiên cuộc sống của anh ấy không tốt, cũng chỉ có người bạn thân của anh ấy biết. Cho dù đối phương tìm anh ấy để nói chuyện, cũng sẽ không bao giờ quên anh ấy ăn không đủ no, vẫn luôn tận dụng mọi thời cơ để đối tốt với anh ấy, thậm chí đến cả phần ăn của chính mình ít lại cũng muốn bồi bổ cơ thể cho anh ấy.
Dương Mộng Liên đưa cho Dương Từ một bát cơm, nhưng Dương Từ không ăn hết như heo, còn cố ý để lại một bát nhỏ cho Hứa Văn Lịch. Dương Từ biết Hứa Văn Lịch thường không được ăn no, cho nên dù muốn chăm sóc đặc biệt cũng không dám cho anh ấy ăn quá nhiều. Người quanh năm chịu đói đột nhiên ăn quá nhiều, không những không tốt cho cơ thể mà còn làm tổn thương dạ dày.
Dương Từ: "Vừa ăn vừa nói đi."
Hứa Văn Lịch nghe vậy cũng không khách sáo với anh làm gì, dù sao nhanh tình mà anh ấy nợ Dương Từ đã hoàn toàn không trả được rồi, dù sao thì cả đời này anh ấy đều sẽ làm trâu làm ngựa cho Dương Từ. Nghĩ đến đây, Hứa Văn Lịch không còn do dự nữa, anh ấy lập tức bưng bát cơm nhỏ lên bắt đầu ăn. Anh ấy đã lâu không có ăn qua thịt, bây giờ hiếm khi được ăn một bữa liền lập tức cảm thấy mùi vị rất ngon.
Dương Từ vừa nhìn anh ấy ăn ngấu ăn nghiến vừa nén xuống nỗi chua xót trong lòng mà nói: "Cho dù ngươi tốt nghiệp rồi cũng không thể vứt bỏ sách vở được. Đừng hỏi ta tại sao, có một số chuyện ta không tiện nói với ngươi ở đây."
Hứa Văn Lịch hơi sững sờ khi nghe điều này, nhưng anh ấy cũng tin tưởng Dương Từ như Dương Mộng Liên tin anh vậy, anh ấy biết rằng Dương Từ sẽ không bao giờ làm hại anh ấy. Hơn nữa Dương Mộng Liên ở bên ngoài còn đang đọc sách nữa đấy, vậy tức là phải có lý do để tiếp tục học, anh ấy chỉ cần ngoan ngoãn nghe theo sự sắp xếp của Dương Từ là được.
Hứa Văn Lịch tốt hơn Dương Tụng Quốc ở điểm này, nếu Dương Tụng Quốc ở đây hôm nay, anh ấy chắc chắn sẽ nhịn không được ép hỏi anh. May mà Hứa Văn Lịch luôn tương đối điềm tĩnh và sống nội tâm, anh ấy coi những lời nói của Dương Từ như thánh chỉ vậy. Cũng chính vì sự nghe theo và tin tưởng tuyệt đối của Hứa Văn Lịch đối với anh, mà Dương Từ mới dám vào thời điểm này cho anh ấy lời khuyên về kỳ thi tuyển sinh đại học.
Hứa Văn Lịch cũng là một học sinh giỏi, anh không muốn bạn tốt của mình bị chôn vùi như thế này. Mà họ vẫn còn một chặng đường dài phía trước trong tương lai, họ đều nói rằng có thêm bạn bè con đường sau này sẽ dễ đi hơn, anh hy vọng rằng bạn thân và anh có thể hỗ trợ lẫn nhau trong tương lai.
BẠN ĐANG ĐỌC
Làm học bá trong văn niên đại (Hoàn)
Phi Hư CấuTác giả: Tạ Thiên Quân Dương Từ mang theo hệ thống Taobao (một trang mạng bên TQ) xuyên thư, xuyên thành em trai phản diện của nam chính trong văn niên đại. Em trai phản diện là đứa con trai út trong nhà, được ông bà cha mẹ thiên vị mà coi trời bằ...