Hành trình Tương Tây liên tiếp xảy ra biến cố, Mạnh Kình Tùng không thể không từ bỏ ý định "khiêm tốn làm việc" ban đầu, liên lạc với trạm non quê.
Lệ thói quỷ non, "phường, trạm, đình, sào".
Tổng bộ gọi là phường, là nơi cư ngụ của người ngồi trên ngai vàng quỷ non, "Phường Quế Non" tuy nói khiêm tốn là đọc trại từ "quỷ non" ra nhưng thực chất cũng chỉ thiếu điều khua chiêng gõ trống thông báo với toàn thiên hạ mình là "phường quỷ non".
Mỗi núi một trạm, núi ở đây chỉ dãy núi, không phải là ngọn núi, "non quê" là lấy âm trại đảo vần của quỷ non, tỏ vẻ thấp hơn phường một bậc.
Ngọn núi lập "đình", đa số là xây phòng trà, mở khách sạn, làm nơi liên lạc trao đổi của hộ núi, "Vân Mộng Sơn" của Liễu Quan Quốc chính là nhà núi của núi Ngọ Lăng, gọi là "đình" nhưng tên không nhất thiết phải có chữ "đình", nhưng yêu cầu tên gọi phải xuất hiện chữ thể hiện là núi, bởi vậy nên tên nhà thường xuất hiện những chữ như phong (ngọn), nham (mỏm núi đá), tụ (hang núi), loan (đèo).
Nhà của quỷ non thì gọi là "sào", bởi thời thượng cổ, yêu ma non hoang ở sâu trong núi đều dựng sào xây sào để ở, dùng chữ "sào" là để thể hiện không quên xuất thân.
Nếu so sánh với cơ thể người thì phường là trái tim, đình là máu thịt, sào là làn da, trạm nằm dưới phường mới là khung xương chống đỡ cơ thể, có thể gánh hết sinh lão bệnh tử của hộ núi: quỷ non tài lực hùng hậu nhưng không phải để nuôi kẻ rỗi việc, thời xưa, trong mỗi trạm non quê đều treo "Bách Nghiệp Đồ", dùng cách phân chia xã hội thành trăm nghề, ba trăm sáu mươi nghiệp của thời Đường làm chuẩn, trên bức vẽ khổng lồ chằng chịt nét mực đen trắng họa đủ kiểu người, như đồ tể mổ thịt, thợ nghề thuộc da, thợ nghề rèn sắt, nghề ngỗ tác (*) các loại, ngày nào có người vào nghề thì lại dùng mực vẽ lên, lấy "trăm nghề đều làm, muôn hình vạn trạng, không phân chia cao thấp sang hèn, bao quát tất thảy" làm tiêu chuẩn xem xét – hộ núi từ khi chào đời đều được nhận một khoản "lương núi" khá khẩm theo tháng, có điều khoản lương núi này đều được coi là khoản vay mượn, chỉ đến khi chọn nghề vào nghiệp thì mới "xóa sạch nợ cũ, lương núi nhân đôi".
(*) Ngỗ tác là tên gọi của nghề khám nghiệm tử thi thời xưa.
Bách Nghiệp Đồ có thiếu sót, đối với người quản lý trạm non quê, tương đương với "bộ mặt xám xịt", có thể suy ra họ hết lòng hết dạ mực nào, "Tôi van ông đó, khu vực chúng ta còn thiếu nghề mổ lợn, ông chọn nghề này đi".
Vì không phải là để mưu sinh nên các hộ núi vào nghề lại thường có tâm tư đi nghiên cứu tỉ mỉ, đã tốt rồi lại muốn càng tốt hơn, ví dụ như người mổ trâu dần trở thành đầu bếp, mà đầu bếp thì dần thành nhà thẩm định món ăn, nói chung là nghề nào cũng xuất hiện lớp lớp tinh anh – có thể tạo điều kiện cung ứng, điều phối sai phái cả một bầy người đông đúc như thế, nói trạm non quê gánh được sinh lão bệnh tử của hộ núi cũng chẳng phải nói ngoa, tuy rằng đến giờ, xã hội phát triển lớn, nghề nghiệp cũng chia nhỏ ra thành rất nhiều, có vài lĩnh vực yêu cầu nhân tài quá mức phức tạp tinh vi, quỷ non khó mà chu toàn hết được, nhưng miễn cưỡng bù đắp chắp vá thì cũng ứng phó được hòm hòm.
BẠN ĐANG ĐỌC
(Hoàn)Xương Rồng - Hòm (Rương) - Vĩ Ngư
Science FictionTên gốc: Long cốt phần tương | dùng xương rồng để đốt rương Có người gọi là Rương, có người gọi là Hòm tùy theo cách gọi của mỗi người Tác giả: Vĩ Ngư Bản Trung: Tấn Giang Biên tập: Fang Li Thể loại: Huyền bí, không kinh dị, có lẽ là HE Tình trạng:...