137. Thở dài

1.2K 22 0
                                    

Phủ Tích Tân, Nam Kinh, Kim Quốc.

Tích Tân trước kia là một trong năm thành lớn nhất của Liêu, gồm Lâm Hoàng, Liêu Dương, Tích Tân, Đại Đồng và Đại Định.

Ban đầu nhà Liêu không đặt kinh này kinh nọ, chỉ có tên phủ, kinh đô ở Lâm Hoàng. Khi người Nữ Chân nổi lên chục năm trước, chiếm phủ Hội Ninh lập Thượng Kinh, sau đó chia hai cánh quân đánh dần từ đông bắc xuống. Cánh phía bắc chiếm kinh đô nhà Liêu phủ Lâm Hoàng, Kim dời Thượng Kinh qua đây. Lúc đó nhà Liêu bắt đầu dời đô lần lượt xuống phía tây nam, Kim lại chiếm, Liêu lại dời đô. Cứ thế dần dà quân Kim cứ chiếm cái đô nào của Liêu lại thành các loại "Kinh" như bây giờ.

Cánh phía nam của quân Kim chiếm phủ Liêu Dương. Sau đó hai cánh hội quân, vây phủ Đại Định, bấy giờ là kinh đô mới của Liêu. Cuối cùng nhờ quân đội họ Mộc giúp sức mới chiếm được, lập Trung Kinh. Đến đó Kim cơ bản đã đoạt ba trong năm thành lớn nhất, chiếm một nửa bản đồ cũ của Liêu, họ Mộc chính thức gia nhập vào Kim Quốc.

Thời điểm đó nhà Tống theo ước định đem quân từ phía nam đánh hai phủ còn lại, Đại Đồng và Tích Tân, nhưng thất bại.

Quân Trấn Nam của họ Mộc chớp thời cơ, chiếm Tích Tân. Người Liêu tụ quân về kinh đô Đại Đồng cố thủ, cái tên Nam Kinh do quân Trấn Nam tự đặt, ý tứ "kinh đô phương nam" ngang hàng Trung Kinh. Họ Hoàn Nhan hoàng tộc nhà Kim e ngại họ Mộc, mắt nhắm mắt mở đồng ý, nhưng lại đồng thời chuyển Liêu Dương thành Đông Kinh, Lâm Hoàng thành Thượng Kinh, đổi Đại Định thành Trung Đô, Đại Đồng chưa chiếm được vẫn đặt là Tây Kinh, ý nói không sớm thì muộn cũng thành của người Kim. Thực tế họ Hoàn Nhan muốn nói, Nam Kinh chẳng qua chỉ là một trong bốn thành lớn vây quanh Trung Đô, không phải ngang hàng như họ Mộc muốn.

Chỉ cái tên thành, nhưng hàm ý rất sâu xa.

Chục ngày trước, Đại Đồng thất thủ, người Kim thu thập đủ bộ năm thành lớn của Liêu, tạo thành "Nhất Đô Tứ Kinh" của nhà Kim. Người Liêu chạy tứ tán khắp nơi. Chẳng qua, lãnh thổ của Liêu vẫn còn rất rộng, chiến sự vẫn còn tiếp tục.

Phủ Tích Tân cách phủ Chân Định Hà Bắc của Tống vài trăm dặm. Trấn thủ ở đây chính là Trấn Nam Vương Mộc Anh, giữ trong tay cả chục vạn quân Trấn Nam.

Cơ sở quyền lực của Kim khá khác biệt so với Tống, quân quyền đặt rất nặng, có lẽ thời kỳ lập quốc đều như vậy. Kẻ nào nắm quân đội trong tay, gần như chi phối tất cả. Quan lại địa phương hầu như đều chịu quản thúc của Vương gia tại đó, khá giống cơ chế phiên vương.

Quân Kim có hai hệ thống. Cấm Lữ Bát Kỳ, do họ Hoàn Nhan nắm, đóng ở Trung Đô. Ở Tứ Kinh có bốn cánh quân lớn, gọi Trú Phòng Tứ Doanh, chia cho bốn Vương gia ngoài họ Hoàn Nhan. Trong bốn người này, Bắc Bình Vương và Đông Bình Vương là người gốc Nữ Chân, còn Trấn Tây Vương và Trấn Nam Vương không phải.

Nhìn vào phương hướng, có thể nói họ Hoàn Nhan đều có tính toán cả, hai gia tộc ngoài Nữ Chân đẩy về phía tây và nam lo đánh nhau, còn đông và bắc đều đã bình định an ổn thì giao cho người Nữ Chân nắm.

Họ Hoàn Nhan tuy xưng Hoàng tộc chính thống, nhưng kể cả gộp quân Bát Kỳ và hai cánh đông bắc cùng là Nữ Chân, quân số chỉ bằng ba phần hai hai cánh tây nam. Điều này đối với ngôi vị Hoàng đế rất nguy hiểm, nên biết Yên Vương tụ quân làm phản chỉ e không đến một phần mười quân triều đình nhà Tống, nhưng xác suất thành công vẫn có. Bởi chuyện quân đội không phải chỉ dựa vào quân số, gấp mười lần vẫn phải lo, nói gì chỉ hơn một tẹo.

Mật Thám Phong Vân (001-199)Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ