Chương 39

611 34 0
                                    

Năm xưa nhị hoàng tử Giang Liên đã liên minh với nghĩa đệ Bạch Khánh để lật đổ thân phụ hoàng - Quỷ đế Giang Lưu Tuế. Ngoài Lương tướng quân, y là người thứ hai sử sách tranh cãi gay gắt về mặt công tội.

Sử chép: sau khi lật đổ phụ hoàng, Giang Liên bất chấp sự phản đối của dân chúng đăng cơ hoàng đế - lấy hiệu là Hoắc Huân, lập giai nhân Lan Nguyệt Hạ làm hoàng hậu. Triều đại hai năm của Hoắc Huân đế không được ghi chép kỹ càng, đại để chỉ nói y trị quốc bằng ôn hòa, nhưng thiếu kế sách xử lý các vấn đề ngoại giao, không chiếm được lòng dân.

Khi những vùng biên giới trở nên quá mức bất mãn, xung đột phát sinh, Giang Liên đã hạ một thánh chỉ sai lầm khi dùng quân sự đàn áp, suýt nữa đẩy đất nước vào cảnh chiến tranh lần nữa. Quân dân dần quay lưng với y mà hướng về đại nguyên soái Bạch Khánh, nài xin ngài trở thành người cai trị.

Trước nguy cơ chiến tranh bắt nguồn từ các xung đột, nhận thấy Giang Liên không đủ tài đức để trị vì quốc gia, Bạch Khánh đã dấy binh lật đổ y, chấm dứt hai năm hơi tàn của vương triều họ Giang, thành lập vương triều họ Bạch.

Sử chép về điều đó rằng: 'Đại nguyên soái Bạch Khánh năm lần bảy lượt cầu kiến khuyên bảo Hoắc Huân đế thay đổi chỉ dụ đều bị đuổi đi. Thân bất do kỷ*, vì con dân nên ngài đành lòng tạo phản. Đặt công tội của ngài lên bàn cân, công lao to lớn của ngài dư dả bù tội...'

* Không muốn nhưng buộc phải làm.

Đế vương miết mép trang sử, khinh thường nhếch môi.

Nực cười làm sao. Giang Liên và Bạch Khánh là huynh đệ kết nghĩa 'thân hơn máu mủ'; đương thời Giang Liên nguyên là quân, Bạch Khánh là bề tôi. Vậy mà tiên đế Bạch Khánh phản bội nghĩa huynh, bất trung với chủ lại được ca ngợi ân đức cao cả, lưu danh muôn đời.

Thái mẫu nguyên thân vốn là Hiền phi được Quỷ đế sủng ái. Giấy trắng mực đen còn chép lại sự kiện Quỷ đế xử chém một phường may vì vô ý để quên một cây kim trong y phục mới của Hiền phi. Sau này Trữ thị bán chủ cầu vinh, giúp nghĩa quân vẽ bản đồ hoàng cung và cứu mạng tiên đế. Tiên đế Bạch Khánh ghi ân, nhận nàng ta làm nghĩa mẫu; mai này ngài lên ngôi thì lập Trữ thị thành thái hậu. Và đến bây giờ, dân gian chỉ biết về thái mẫu Trữ thị tâm tính như Phật mà quên rằng bà ta từng là sủng phi của Quỷ đế.

Nếu chỉ cần lập công để chuộc tội thì thực thi luật pháp làm gì? Công đạo của cùng nhân* ở đâu khi cường quyền vẫn yên vị tại nơi chúng đè đầu dân đen?

* Những người cùng đường.

Vì thế nên y phải tận diệt Giang gia.

Sử sách luôn thuộc về người thắng cuộc. Từ ngày phát hiện ra mật thất ở Trí Tri lâu cùng thi hài ân sư, đã có một nguồn linh cảm mạnh mẽ thôi thúc y phải lật lại những trang sử về tiền triều. Sự kiện tàn dư của Quỷ đế càng củng cố linh cảm đó.

Nếu ân sư chỉ đơn giản là phát hiện chân tướng của Giang gia thì cần thiết phải chịu chết thảm đến vậy không?

Nguyên thân của lão tổ* Giang gia là nhi tử nào của Quỷ đế?

* Gia tộc họ Giang bắt đầu từ đời tổ; đời tổ sinh Giang gia chủ, Giang Ba, Giang Họa Yên, Giang Khê; rồi Giang Khê sinh tướng quân nhà ta, Giang Họa Yên sinh Bạch Túc Tiền.

[Tình trai/End] Bề TôiNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ