🧅Chương 44: Chủ trương tử hình🧅

5.2K 238 8
                                    

Edit: Tiana

Beta: Tiểu Tuyền

Cuối thu thời tiết tốt, mây trắng bay bay, Lâm Lam thực sự thích cảnh điền viên thế này đây. Nếu như không phải bận rộn thu hoạch vụ thu thì cuộc sống thế này thật mê ly và tràn đầy ý cảnh.  Thời gian thu hoạch vụ thu rất dài, khoảng tầm ba tháng, mặc dù mệt nhưng có sản phẩm thu hoạch nên mọi người ai cũng vu vẻ. Hiện tại cây ngô đã thu hoạch xong, chỉ chờ sau cơn mưa xuống mọi người sẽ đi cày ruộng, bón phân sau đó gieo tiểu mạch. Còn khoai lang thì từ tiết trung thu đã trực tiếp phơi khoai lang thái lát rồi, những thứ khác sẽ chờ tiết sương giáng thu lại rồi phân cho xã viên cất vào hầm trữ lương thực để ăn qua mùa đông. Mặc dù ánh mặt trời mùa thu không quá chói chang, nhưng gió nhiều nên phơi khoai mấy ngày cũng sẽ khô. Chờ khô rồi sẽ có thể nhặt về cất vào kho lương, giữ lạị cho gia súc hoặc phân cho xã viên làm khẩu phần lương thực.

Thôn Sơn Nhai có thể trải qua mùa không có người chịu đói, chính là nhờ lương thực phụ nhiều nhất là khoai lang. Khoai lang không phải giao nộp không phải nộp thuế, một mẫu đất thu hoạch được hai ba ngàn cân khoai, phơi khô rồi còn thu được hai ngàn cân, mỗi xã viên được hơn một trăm cân khoai khô, ba trăm cân bột khoai sử dụng chung cùng những thứ khác là không bị đói bụng. Thời điểm thu hoạch khoai lang, bí thư chi bộ sẽ yêu cầu các đội trưởng đội sản xuất mang theo đàn ông đi trước nộp thuế ngô, còn dư lại thì vội vàng chia cho các xã viên.

Có đồ ăn ngon, lúc trước là cao lương đậu tương còn ăn được, lúc này nếu không nhận lương thực ngô thì chắc chắn là đói nghèo rớt mồng tơi. Ví dụ như nhà Lâm Lam chẳng hạn. Nhà các cô không phải là những kẻ lười làm, dù sao Đại Vượng, Hàn Thanh Tùng cũng có thể giúp làm việc, bọn nhóc nhỏ hơn cũng có thể; không một ai là lười biếng. Lâm Lam dù không làm được việc quá nặng nhọc nhưng những việc làm thủ công tinh xảo cô làm rất xuất sắc.

Nhà người ta khi nhận lương thực đều chia: đàn ông ăn ngon, trẻ con ăn được, phụ nữ ăn kém. Nhưng ở nhà Lâm Lam, đàn ông ăn cái gì thì trẻ con ăn cái đó, phụ nữ lại càng ăn cái đó, mọi người ngang hàng nhau, không phân cao thấp. Hơn nữa Lâm Lam còn thường xuyên tốn tâm tư để cải thiện thức ăn gia đình, không có điều kiện thì sáng tạo hơn. Vì thế ở trong thôn này bao nhiêu người tán nhảm đều gắn cho Lâm Lam cái danh hiệu là bà vợ tham ăn. Ví như đậu phộng, cô liền theo bọn nhỏ nấu đậu phộng, nếu đậu tương liền làm món liên quan đến đậu tương, kể cả khoai lang cô cũng có thể làm khoai lang tẩm, vì vậy có một số người phụ nữ có chồng không ưa cô. Lâm Lam mặc dù bỏ ngoài tai những lời xì xào bàn tán của họ nhưng mà cô cũng phát hiện trong nhà người lao động ít, công điểm không đủ thì lương thực thiếu hụt. Trước kia chưa chia nhà còn ở chung với nhà lớn, mỗi ngày Hàn Thanh Tùng còn có một chút công điểm tượng trưng, chuyển nghề xong ở riêng công điểm không còn nữa. Cho nên lương thực của Hàn Thanh Tùng chỉ có thể dùng tiền mua. Lâm Lam làm việc một ngày có sáu bảy phần điểm, Hàn Thanh Tùng về có thể giúp thêm một ít, Đại Vượng được sáu phần, những đứa nhỏ khác cũng được ba bốn phần. Huống chi bọn nhóc còn đi học nên công điểm sẽ bị thiếu một ít.

Điều này xem như thiệt thòi, một lao động dựa theo khẩu phần chia bốn sáu, Có bốn phần lương thực chia theo nhân khẩu, sáu phần còn lại là căn cứ theo công điểm, đây là ưu đãi mà chính phủ dành cho các xã viên. Theo nhân khẩu là số lương thực không thay đổi, nhưng nếu tính công điểm thì nhà bọn họ được rất ít. Nếu căn cứ công điểm thì không đủ lương thực cho nhà đâu, toàn dựa vào tiền lương của Hàn Thanh Tùng để mua lương thực đấy. Nhưng mà cô còn chưa tính toán cái gì thì Nhị Vượng đã lo âu vô cùng rồi. Thằng bé cả ngày chỉ càm ràm mỗi một điều là lương thực trong nhà đang ít đi thế nào, lúc nào sẽ phát khoai lang. Lâm Lam cảm thấy mặc dù Hàn Thanh Tùng có tiền lương, nhưng trẻ con còn phải đi học, còn phải dùng công điểm mua lương thực nên cuộc sống gia đình cũng không giàu có gì. Cái khoảng cách giữa hiện tại với mức thường thường bậc trung mà cô đặt mục tiêu ra còn xa lắm đấy. Nhưng lúc này kiếm tiền không hề dễ, lúc này mới là thập niên bảy mươi, nhà máy trong thành phố cũng là công ty quốc doanh, chưa hề xuất hiện công ty tư nhân. Ở nông thôn hình thành nên các công xã đều hoạt động tập thể, chưa có tư nhân, hơn nữa tất cả đều là sản phẩm nông nghiệp hoặc sản phẩm thủ công, thu vào rất thấp. Tư nhân thời điểm này cũng chỉ bán chút trứng gà, rau cải, lương thực đổi lấy chút ít tiền dùng ngay, nếu đầu cơ trục lợi các sản phẩm công nghiệp sẽ bị quy là tư sản, bị đấu tố. Lúc này ngay cả có tiền cũng chưa chắc đã giải quyết được vấn đề gì, cho nên Lâm Lam mới sử dụng tiền để cải thiện các phương diện ăn, mặc, ở, đi lại. Trừ phi là công nhân cấp cao hoặc cán bộ đầu não cấp cao, thì quốc gia cũng trả cho một tháng được ba mươi đồng tiền. Hàn Thanh Tùng một tháng được bảy mươi đồng là rất cao rồi, cao hơn nữa là chuyện không hề dễ dàng gì. Xem ra con đường kiếm tiền căn bản nhúng nước, việc cấp bách vẫn là đề cao tố chất văn hoá của bản thân, tham gia kiếm công điểm rồi nói gì thì nói.

Thập Niên 70 - Người Đàn Bà Đanh ĐáNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ