Chương 369: Giám định hàng giả

225 1 0
                                    

- Ta... ta không hề nói dối.

Từ Vị lắc đầu:

- Tô trạng nguyên, lão hủ cả đời làm bạn với thi họa, vẽ gì người nào vẽ, vẽ vào năm nào, lão hủ lướt mắt qua liền biết không tám chín thì gần mười phần. Bức tranh Bạch Liên thánh mẫu này, bút pháp tỉ mỉ, bút tích tinh tế, họa sư thậm chí cũng thuộc bậc cao. Chỉ đáng tiếc, người có giáp tử(1), cây có vòng năm, vẽ cũng có năm tháng, không làm giả được.

Từ Vị là đại học gia, mọi người nghe ông nói, tức thì có chút hứng thú, lão hoàng đế cũng nhịn không được mở miệng hỏi:

- Từ khanh, khanh nói bức tranh này không quá một năm, làm sao nhìn ra được điều đó?

Từ Vị gật đầu, cười đáp:

- Phán đoán tuổi của một bức tranh, ngoài tiến hành xem xét từ thần thái nhân vật trên tranh, bối cảnh khung cảnh trên tranh ra, thì vải vẽ, quyển trục, rồi mức khô nhẵn của bút mực, cũng là cơ sở dựa vào để phán đoán. Mấy điểm sau khó có thể làm giả, đối với giám định phân biệt tranh giả đồ nhái cũng là trọng yếu nhất.

Từ Vị mỉm cười, kín miệng không nói, chúng nhân nghe thấy ông nhử mồi, tất cả đều không nhịn được nữa, ngay cả Lý Thái cũng mở miệng hỏi:

- Từ lão đệ, đừng làm người ta hồi hộp nữa, mau mau nói rõ ràng với chúng ta.

Từ Vị liếc mắt nhìn Tô Mộ Bạch, cười lạnh lùng:

- Tô trạng nguyên, ngươi là tân khoa đầu danh, học thức không cạn, những đạo lý này đã nghe qua chưa?

- Đệ tử không biết.

Hai chân Tô Mộ Bạch nhũn ra, gắng gượng tính thần đáp :

Từ Vị cười ha hả:

- Vậy lão hủ dạy ngươi một chiêu, làm sao giám định phân biệt tranh, chỉ mong sau này ngươi không nên phạm lại sai lầm tương tự. Bức tranh này y phục của nhân vật, thần thái, bối cảnh đều kết hợp cực tốt, nhìn không ra manh mối, vấn đề sinh ra ở bút mực và vải vẽ.

Bút mực và vải vẽ? Mọi người đi tới nhìn bức tranh. Bút mực tự nhiên, vải vẽ cổ xưa, nhìn không ra vấn đề gì.

Từ Vị đi vài bước, lớn tiếng nói:

- Phàm là tranh tốt, đều có mực tốt, đây là chân lý không thể thay đổi, bức tranh này cũng không ngoại lệ. Từ trên bức tranh này mà xem, dùng loại mực cực kỳ quý hiếm, hẳn là của xưởng Huy Mặc ở huyện Hưu Ninh, Tích Khuê,tỉnh An Huy. Tên gọi là Long Hương Tề. Loại mực này vẽ lên giấy như sơn, sắc màu đen mịn, để lâu không phai, nét mực trơn mịn ngàn năm, tức là nghìn năm sau, nét mực vẫn đều và mịn màng. Dưới hoàn cảnh bình thường, không tới ba trăm năm, không thể xuất hiện đốm và vằn.

Từ Vị nói một câu đánh thức người trong mộng, những người có chút thông minh đã đoán ra ý của ông, liền đem ánh mắt hướng tới bức tranh, thấy bức tranh bút tích bóng loáng, nhìn không ra khiếm khuyết gì.

Từ Vị mỉm cười nói:

- Mực tốt đúng là mực tốt, cho dù sinh ra mấy đốm vằn, cũng không phải dễ dàng mà nhìn ra được, chỉ có dùng tay sờ mới có thể cảm thấy, xin hoàng thường bình phẩm!

Cực Phẩm Gia ĐinhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ